TP Hồ Chí Minh dẫn đầu danh sách là nơi đáng sống nhất Việt Nam

Phong - Hà-Thứ năm, ngày 09/05/2024 19:21 GMT+7

Một góc TP. Hồ Chí Minh hiện nay.

VTV.vn -Thời tiết dễ chịu, con người thân thiện và là vùng kinh tế năng động nhất cả nước, TP Hồ Chí Minh là nơi được nhiều người lựa chọn sinh sống nhất Việt Nam.

Mới đây, chương trình quản trị do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2009 đánh giá trải nghiệm và sự hài lòng của người dân đối với hiệu quả hoạt động của chính phủ ở cấp trung ương và địa phương trong quản trị, hành chính công và cung cấp dịch vụ công (PAPI) đã xếp hạng TP. Hồ Chí Minh là địa phương được nhiều người lựa chọn làm nơi sinh sống nhất, cũng có nghĩa là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

TP Hồ Chí Minh từ lâu là một trong những nơi tụ cư lớn nhất cả nước, là trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam và thu hút nhiều thế hệ dân cư từ mọi miền đất nước. Một số lý do chủ yếu khiến người dân muốn di cư đến TP Hồ Chí Minh là nhiều cơ hội nghề nghiệp, dịch vụ công tốt hơn và ít thiên tai hơn.

Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam chứng kiến quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, ngày càng nhiều người chuyển đến thành phố sinh sống và đến cuối năm 2023, gần 40% trong tổng số 100,3 triệu dân Việt Nam là thị dân. Đến năm 2030, ước tính trên 45% dân số Việt Nam sẽ sống ở các đô thị. Trong khi chất lượng cuộc sống người dân đã cải thiện đáng kể, dân số đô thị tăng nhanh đang tạo áp lực lớn lên hệ thống quản trị hành chính và ảnh hưởng đến tính đáng sống của các thành phố.

Tại TP. Hồ Chí Minh, dân số dự báo đến năm 2010 khoảng 5 triệu người, nhưng con số này đã vượt quá 9 triệu người vào cuối năm 2023. Theo đồ án quy hoạch tổng thể TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, ước tính dân số sẽ vượt 16,8 triệu người. Nhiều thách thức đã nảy sinh, gồm thiếu nhà ở, ùn tắc giao thông, ô nhiễm, quá tải trường công lập và cơ sở khám chữa bệnh, thiếu không gian giải trí công cộng và mảng xanh…

Đáng chú ý, nhiều thành phố trên khắp thế giới cũng đang mở rộng và đối diện các thách thức tương tự. Báo cáo của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), năm 2008 cho thấy Vùng Cairo Mở Rộng (Ai Cập) có hơn 6 triệu dân vào năm 1965. Đến năm 2023, dân số nơi này đã đạt hơn 22 triệu người và dự báo tăng gấp đôi vào năm 2050. Quá tải dân số khiến Cairo trở thành một thành phố bức bối, cư dân sống trong cảm giác căng thẳng thường xuyên và phải nỗ lực gấp đôi để hoàn thành bất cứ việc gì, dù nhỏ đến đâu. Ở Trung Quốc, tỷ lệ dân số thành thị đã tăng từ khoảng 19,39% năm 1980 lên gần 66,16% năm 2023. Các vấn đề chung mà khu vực đô thị ở Trung Quốc đối mặt là ô nhiễm không khí và nước.

Đô thị hóa là xu hướng tất yếu và ước tính đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sẽ sống tại các thành phố. Đi kèm theo đó là các vấn đề phát triển đô thị làm giảm tính đáng sống như thiếu hụt cơ sở hạ tầng và quá tải dịch vụ công, suy thoái môi trường, tăng nguy cơ tổn thương trước thiên tai và biến đổi khí hậu, bất bình đẳng về khả năng tiếp cận cơ hội và các vấn đề liên quan đến khả năng chi trả… Vì vậy, các thành phố trên thế giới đã và đang ra sức tái thiết đô thị, biến chúng thành những nơi gắn kết, toàn diện và đáng sống hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước