30% dân số thế giới đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực

Quỳnh Chi (Theo Heifer International)-Thứ hai, ngày 06/05/2024 06:45 GMT+7

(Ảnh minh họa: Heifer International)

VTV.vn - Khoảng 30% dân số toàn cầu rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng, con số này lên tới 2,4 tỷ người trên toàn thế giới.

Đói là kết quả của tình trạng mất an ninh lương thực kéo dài và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, đặc biệt đối với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai và người già. Theo báo cáo, có tới 828 triệu người bị đói vào năm 2021. Đó là mức tăng gần 46 triệu người kể từ năm 2020 và 150 triệu người kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Ước tính có khoảng 32% phụ nữ trên toàn thế giới phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng, so với 28% nam giới. Khoảng cách giới trong an ninh lương thực và dinh dưỡng chỉ ngày càng gia tăng kể từ năm 2020.

Do suy dinh dưỡng, khoảng 45 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị gầy còm, làm tăng nguy cơ tử vong lên tới 12 lần. Ngoài ra, 149 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chậm tăng trưởng và phát triển thấp còi do thiếu dinh dưỡng mãn tính.

Những số liệu thống kê này nhấn mạnh sự cần thiết phải có những nỗ lực toàn diện để giải quyết các thách thức về dinh dưỡng và an ninh lương thực toàn cầu.

30% dân số thế giới đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực - Ảnh 1.

Heifer International (tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu hoạt động nhằm xóa đói giảm nghèo) đã cung cấp đào tạo và nguồn lực cho nông dân sản xuất nhỏ, tăng thu nhập và khả năng nuôi sống gia đình và cộng đồng của họ. (Ảnh: Heifer International)

Ảnh hưởng của nạn đói trên khắp thế giới rất sâu sắc và đa dạng. Nạn đói là mối đe dọa toàn cầu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trẻ em - đặc biệt là những trẻ trong 1.000 ngày đầu đời - có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, chậm tăng trưởng và thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai có thể gặp các biến chứng bao gồm sảy thai, sinh non và thai phụ tử vong. Đói có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, dẫn đến dễ mắc bệnh tật, có khả năng gây tử vong cho người già hoặc những người mắc bệnh mãn tính.

Đói và mất an ninh lương thực cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc. Mất an ninh lương thực dẫn đến gia tăng căng thẳng, tăng huyết áp, trầm cảm, lo lắng và xung đột. Thiếu dinh dưỡng chất lượng có thể cản trở khả năng học tập và tiềm năng tương lai của trẻ, cũng như kéo dài chu kỳ này.

Gần 1/5 lượng thực phẩm được sản xuất trong năm 2022 - tương đương với hơn 1 tỷ tấn - đã bị lãng phí trên toàn cầu. Đây là con số đáng báo động được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc vừa đưa ra. Theo dữ liệu từ báo cáo, trong số rác thải thực phẩm bị lãng phí có khoảng 60% đến từ các hộ gia đình, trong khi tỷ lệ này ở lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và bán lẻ lần lượt khoảng 28% và 12%.

Tính trung bình, mỗi người bỏ phí 79 kg thực phẩm mỗi năm, trong khi gần 30% dân số toàn cầu đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.

Trước thực trạng này, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đang phối hợp với các nước nhằm hướng đến mục tiêu giảm 50% lượng rác thải thực phẩm vào năm 2030 được đề ra trong Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Thế giới đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực chưa từng có Thế giới đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực chưa từng có Mất an ninh lương thực nghiêm trọng đe dọa 345 triệu người trên toàn cầu Mất an ninh lương thực nghiêm trọng đe dọa 345 triệu người trên toàn cầu Mất an ninh lương thực đe dọa cuộc sống của 80 triệu người ở khu vực Sừng châu Phi Mất an ninh lương thực đe dọa cuộc sống của 80 triệu người ở khu vực Sừng châu Phi

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước